DANH MỤC DỊCH THUẬT

Dịch Thuật Công Chứng

 1.Dịch công chứng là gì ?

 Hiện nay chưa có định nghĩa nào, tuy nhiên, theo tình hình thực tế chúng tôi xin định nghĩa như sau: Một tài liệu sau khi được cộng tác viên với Phòng tư pháp dịch từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác được đóng dấu xác nhận của Phòng tư pháp quận gọi là bản dịch công chứng hay bản dịch công chứng tư pháp. Cộng tác viên khi đăng ký với Phòng tư pháp phải là cá nhân có bằng đại học hoặc văn bằng cao hơn về ngôn ngữ mình đăng ký.

Theo nghi định số 79/2007/NĐ-CP của chính phủ về việc công chứng, chứng thực tư pháp., Kể từ ngày 01/07/2007 Phòng Công Chứng không chứng nhận bản dịch nữa mà thay vào đó Phòng Tư pháp các quận, huyện thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền và trách nhiệm: Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài, chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài.

2.Vì sao phải dịch công chứng?

“Dịch công chứng mang tính pháp lý cao nhất tại Việt Nam”.

Ngày nay khi nói đến “dịch công chứng” chúng ta phải nghĩ đến bản dịch có đóng con dấu Phòng tư pháp quận, trước đây là Phòng công chứng từ số 1 đến số 6 tại Thành phố Hồ Chí Minh.  Ở các nước khác như Úc, Mỹ, Hàn Quốc…thì các văn phòng luật sư có luôn chức năng chứng thực bản dịch với tư cách là công chứng viên hoặc chỉ cần xác nhận của biên dịch có chứng chỉ hành nghề. 

Xét về tính pháp lý thì dịch công chứng mang tính pháp lý cao nhất, kế đến là chứng thực tại công ty dịch thuật, sau cùng là chứng thực văn phòng luật sư. 

3.Điều kiện để có bản dịch công chứng?

+ Đối với tài liệu tiếng Việt: Tài liệu phải có chữ ký và con dấu sống của cơ quan chức năng. Chẳng hạn, xác nhận bản lương thì phải được công ty liên quan xác nhận, có chữ ký của người có thẩm quyền là giám đốc hoặc trưởng phòng nhân sự và phải được đóng dấu công ty đó. 

+ Đối với tài liệu là tiếng nước ngoài. Phải được hợp pháp hóa lãnh sự trước khi công chứng thì bản dịch mới có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, các tài liệu như văn bằng, chứng nhận bản lương…thì không cần phải hợp pháp hóa nếu như cơ quan tiếp nhận không yêu cầu hợp pháp hóa. 

4.Dịch công chứng khác với chứng thực công ty?

Dịch công chứng như đề cập ở trên là mang tính pháp lý cao nhất. Tuy nhiên, chi phí thì cao hơn rất nhiều đặc biệt là khi tài liệu nhiều. Lúc đó chứng thực công ty sẽ hiệu quả hơn. Các hồ sơ du học, hồ sơ dự thầu, hồ sơ xin giấy chứng nhận thành lập công ty,… thì việc chứng thực công ty là đủ, không cần phải công chứng nữa. Đặc biệt khi tài liệu không phải là bản gốc thì chứng thực công ty là giải pháp chữa cháy hay nhất.

5.Công Chứng bản dịch ở đâu?

           - Tại UBND quận, huyện (liên hệ tại đây để biết thêm thông tin)

6.Các hồ sơ liên quan đến Dịch Công Chứng

Ngày nay, dịch thuật công chứng là một bộ phận không thể tách rời của đời sống xã hội trong quá trình hội nhập thế giới. Bất kì một tổ chức hay cá nhân nào đi ra  nước ngoài công tác, học tập hay du học, du lịch, định cư,…tham gia làm ăn với các tổ chức trong nước hay nước ngoài: luật đầu tư, các dự án thầu, tài liệu liên quan…  đều phải có đầy đủ giấy tờ pháp lý đối với doanh nghiệp và giấy tờ tùy thân đối với mỗi cá nhân như Hộ khẩu, Chứng minh thư, Giấy khai sinh, các loại Bằng cấp, Bảng điểm, giấy kết hôn,…Tùy theo đất nước đến mà dịch sang tiếng Anh, Pháp, Nga, Đức, Mỹ,…và nhiều thứ tiếng khác. Điều này được áp dụng với cả các tổ chức hay cá nhân từ nước ngoài vào Việt Nam. Như vậy, Dịch thuật công chứng giữ một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội hôm nay.

Tài liệu Dịch thuật công chứng có đặc thù chung: Văn bản mang tính pháp lý có chữ kí và con dấu của một cơ quan đại diện nhà nước, nội dung không dài mang tính chất khuôn mẫu đã qui định,…Nhưng  không phải vì vậy, mà Dịch thuật công chứng đơn giản, dễ dàng như  nhiều người đã nghĩ, mà ngược lại Dịch thuật công chứng mang tính chất pháp lý cao, mọi ngôn từ trong văn bản phải chuẩn và điều đặc biệt mọi dữ liệu trong tài liệu phải chính xác tuyệt đối.